Câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng BĐS

Những câu hỏi phỏng vấn bất động sản thường gặp mà bạn nên biết

Nhân viên kinh doanh bất động sản là vị trí được tuyển dụng nhiều nhất hiện nay. Mặc dù không yêu cầu bằng cấp nhưng vị trí này có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và hình ảnh công ty. Vì vậy, các doanh nghiệp quy mô lớn sẽ gắt gao hơn trong quá trình tuyển dụng. Do đó, là một sales bạn nên trang bị trước top các câu hỏi phỏng vấn bất động sản nếu muốn “bách chiến bách thắng”.

1. Lợi ích khi ứng tuyển nhân viên kinh doanh BĐS

Nhân viên bất động sản bên cạnh những khó khăn về áp lực với doanh số, đây là công việc mang tới nhiều cơ hội cho các bạn trẻ như:

  • Cơ hội có thu nhập hấp dẫn: một dự án bất động sản có giá trị đến vài tỷ hoặc trăm triệu, trong khi đó mức hoa hồng cho một dự án bất động sản dành cho nhân viên kinh doanh hiện nay tối thiểu là 5%. Vì vậy, mức lương mỗi tháng có thể lên đến 35-50  triệu đồng.
  • Cơ hội hoàn thiện các kỹ năng công việc và phát triển bản thân: để có một giao dịch thành công, Nhân viên Sale bất động sản cần có rất nhiều kỹ năng như: khả năng thuyết phục người mua, hiểu biết về dự án, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng vượt qua khủng hoảng, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng đàm phán trong môi giời bất động sản
  • Thời gian làm việc linh động, tính chất của nghề môi giới bất động sản là sự di chuyển nhiều địa điểm khác nhau do vậy bạn sẽ không bị gò bó với 8 tiếng một ngày.
  • Bạn có thể mở rộng các mối quan hệ: việc tìm kiếm khách hàng giúp bạn có cơ hội giao tiếp và gặp gỡ nhiều người có địa vị trong xã hội, mối quan hệ sẽ ngày được mở rộng và mang lại cho bạn nguồn khách hàng tiềm năng.

2. Những câu hỏi phỏng vấn bất động sản thường gặp

Đối với các nhân viên kinh doanh bất động sản, khi đề ra các câu hỏi phỏng vấn bất động sản thì các nhà phỏng vấn sẽ không đặt ra các câu hỏi về chuyên môn nhiều mà sẽ là các câu hỏi kỹ năng để đánh giá và nhận định các tố chất riêng biệt của từng cá nhân. Xoay quanh những câu hỏi phỏng vấn bất động sản như:

2.1. Câu hỏi phỏng vấn bất động sản dạng sàng lọc

  • Theo bạn, một nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhiệm những công việc gì?
  • Bạn có từng kinh doanh trong lĩnh vực nào hay chưa? Nếu có, bạn có đạt thành tích bán hàng gì không?
  • Bạn có tìm hiểu về các dự án công ty chúng tôi chưa? Bạn đánh giá như thế nào về sản phẩm của công ty đang kinh doanh?
  • Theo bạn, đối tượng khách hàng mà công ty chúng tôi hướng đến là gì? Và làm thế nào để tiếp cận họ?

2.1. Câu hỏi phỏng vấn bất động sản dạng chuyên môn

  • Hãy cho biết một số phương pháp chốt sale bạn biết? Theo bạn, phương pháp nào mang lại hiệu quả tốt nhất?
  • Bạn sẽ chuẩn bị cho sự kiện mở bán dự án bất động sản mới như thế nào?
  • Hãy kể về những kỹ năng và kinh nghiệm kinh doanh bất động sản của bản thân.

sale bất động sản

2.1. Câu hỏi phỏng vấn bất động sản xử lý tình huống

Câu hỏi tình huống là yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng nhận xét đánh giá ý thức, thái độ cũng như tư duy và kỹ năng của ứng viên.

Trả lời câu hỏi tình huống sẽ thể hiện được tư duy và năng lực của ứng viên

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra một số câu hỏi tình huống cho ứng viên kinh doanh bất động sản như sau:

  • Nếu khách hàng chê bai sản phẩm dự án, bạn sẽ xử lý như thế nào? Và trong trường hợp nào bạn nên từ chối và ngưng theo đuổi khách hàng?
  • Bạn sẽ làm gì nếu khách hàng bức xúc và yêu cầu hoàn tiền?
  • Nếu khách hàng ở xa, báo bận, khó tính, hẹn ngoài giờ,… bạn sẽ làm gì?

2.1. Câu hỏi phỏng vấn bất động sản dạng hành vi

  • Bạn rút ra được bài học gì khi không đạt chỉ tiêu bán hàng?
  • Chỉ tiêu bán hàng và sự hài lòng khách hàng: theo bạn đâu là điều quan trọng nhất?
  • Chỉ tiêu bán hàng ngày một gia tăng, bạn sẽ làm gì để vượt qua áp lực và tạo động lực với nghề?
  • Và cuối cùng, để xem xét sự tự tin của ứng viên đối với năng lực của mình, hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ hỏi “Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn vào vị trí đó?”.

Ngoài việc chuẩn bị trước các câu hỏi phỏng vấn bất động sản như trên để chủ động hơn, ứng viên cũng nên quan tâm đến cách ăn mặc. Vì nhân viên kinh doanh bất động sản thường rất chỉn chu về trang phục, cũng như sự chuyên nghiệp trong tác phong. Do đó, ứng viên nên mặc một chiếc áo sơ mi và một quần tây âu (đối với nam), hoặc váy công sở (đối với nữ). Đặc biệt, mỗi câu nói đều phải dõng dạc, dứt khoát và luôn thẳng lưng tự tin khi phỏng vấn.

ký gửi bất động sản Thiên Khôi

3. Một số tips trả lời những câu hỏi phỏng vấn bất động sản thường gặp

1. Làm thế nào để bạn theo kịp những phát triển mới nhất trong luật tài sản?

Thể hiện kiến thức, kinh nghiệm và khả năng duy trì mối quan hệ làm việc tốt của ứng viên với tư vấn pháp lý.

2. Bạn nghĩ đâu là cách tốt nhất để có được khách hàng mới?

Thể hiện kiến thức và kinh nghiệm trong ngành của ứng viên.

3. Khi nào bạn sẽ khuyên khách hàng không mua tài sản?

Thể hiện kiến thức và kinh nghiệm trong ngành của ứng viên.

4. Bạn tìm kiếm gì khi kiểm tra tài sản?

Thể hiện kỹ năng phân tích và kiến thức ngành của ứng viên.

5. Làm thế nào bạn sẽ thuyết phục một khách hàng hoài nghi tin tưởng lời khuyên của bạn?

Thể hiện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ khách hàng và khả năng tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng của ứng viên.

6. Giới thiệu sơ lược về bản thân bạn?

Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn cần đưa ra khái quát những thông tin về cá nhân có liên quan, hữu ích cho vị trí mà mình ứng tuyển như: công việc hiện tại, trình độ học vấn, mục tiêu sự nghiệp,… Bạn nên cân nhắc giới thiệu bản thân theo trình tự thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai cũng như gói gọn trong tối đa 2 phút.

7. Bạn có thể mô tả sơ lược về những công việc bạn đã làm? Nhiệm vụ chính ở công việc gần đây nhất của bạn là gì?

Được đánh giá là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và quan trọng, cách trả lời phỏng vấn câu hỏi này là nên chân thật, nó giống như bạn đang chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân, đừng cố nói những gì mình không biết, bạn sẽ không trả lời được nếu nhà tuyển dụng hỏi sâu hơn về chuyên môn.

Hãy nói những gì bạn được học hay những gì biết về công việc một cách ngắn gọn và đủ, cũng không nên kể chi tiết các công việc, quá dài dòng

Trong trường hợp bạn chưa có nhiểu kinh nghiệm, hãy nói bạn đang muốn theo đuổi công việc này và dành nhiều thời gian học hỏi, phát triển kỹ năng, bạn đang mong muốn tìm được một công ty tốt để gắn bó và cống hiến lâu dài.

8. Những thành tựu nào đã đạt được trong công việc khiến bạn tự hào nhất?

Bạn cần liệt kê những thành tựu trong cả quãng thời gian đi học: bạn đạt được những giải thưởng gì, bạn tham gia cuộc thi gì,… lý do là để bạn dẫn dắt nhà tuyển dụng vào những thành tích của mình theo một chuỗi những hoạt động từ ngày bạn đi học, thể hiện bạn là một ứng viên xuất sắc, tham gia hoạt động nhiệt tình, kỹ năng mềm rất tốt.

Khi nói về các thành tích trong công việc, hãy kể về các thành tích bạn đã đạt được trong các dự án trước đây, những giá trị mang lại cho công ty, kể về vai trò của bạn trong dự án, những công việc đã thực hiện hay cả những khó khăn đã gặp phải trong quá trình thực hiện.

Hãy thể hiện sự tâm huyết với công việc, kể cả với công việc ở công ty cũ, bạn nên nêu cảm xúc khi bạn đạt được những thành tựu và những bài học tích cực bạn rút ra được từ những lần đó.

9. Tình huống khó khăn nhất trong công việc bạn từng gặp là gì? Cách bạn giải quyết vấn đề khó khăn đó như thế nào?

Ngay cả khi vấn đề của bạn là không có đủ thời gian để học tập, nghiên cứu, bạn cũng cần cho NTD thấy cách bạn đã điều chỉnh thứ tự ưu tiên trong lịch làm việc của mình để giải quyết nó. Việc này chứng tỏ bạn là người có tinh thần trách nhiệm và có thể tự mình tìm ra giải pháp cho vấn đề gặp phải.

Bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên các khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc, đảm bảo tuân thủ các kế hoạch, hoàn thành đúng thời hạn và quản lý nguồn ngân sách. Hãy sử dụng đại từ “tôi” và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng (dựa trên nhu cầu và văn hoá của công ty).

10. Hãy kể về một trường hợp mà bạn cảm thấy hối tiếc trong cuộc sống/công việc. Vì sao bạn cảm thấy hối tiếc về điều đó? Nếu có thể làm lại, bạn nghĩ mình sẽ làm điều gì để có kết quả tốt hơn?

Bạn cần khẳng định rõ mình xử lý tình huống đó như thế nào, bạn rút được những kinh nghiệm gì từ tình huống đó, bạn là một người kiên trì luôn cố gắng giải quyết vấn đề đến cùng. Một khi bạn làm được điều này thì nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đánh giá rất cao về bạn.

11. Bạn nghĩ mình có những tố chất/ kỹ năng nào phù hợp với công việc này?

Hãy đưa những thế mạnh của mình dựa trên tính cách cá nhân như: Trung thực, có tính kỷ luật cao, chăm chỉ….Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách liên quan đến công việc bạn đang nộp đơn vào.

Người phỏng vấn bạn sẽ quan tâm tới một số chi tiết về kỹ năng thực hiện công việc, về tính cách có nhanh nhẹn, hòa đồng với đồng nghiệp, do đó hãy cho họ các thông tin trên.

12. Nếu người quản lý của bạn yêu cầu bạn làm điều gì đó mà bạn không đồng ý, bạn sẽ làm gì?

Trong trường hợp người quản lý yêu cầu điều gì đó mà bạn không đồng ý, nếu nó liên quan tới vấn đề công việc bạn có thể trao đổi trực tiếp với sếp một cách thẳng thắn, người lãnh đạo sáng suốt sẽ biết cách sử dụng các thông tin có ích, tránh việc trao đổi, to tiếng trong cuộc họp hay khi sếp đang nóng giận.

Nếu yêu cầu của người quản lý không phù hợp với chính sách và pháp lý của công ty, bạn có thể từ chối.

13. Điểm bạn cần cải thiện trong thời điểm này là gì? Bạn có kế hoạch để cải thiện những điểm này chưa?

Bạn nên chia câu trả lời ra làm 2 phần: 1 phần là sự thú nhận, 1 phần là cách khắc phục điểm yếu. Khi áp dụng cách này bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được:
Những điểm yếu đó ảnh hưởng đến bạn như thế nào? Hướng giải quyết của bạn ra sao nhằm bộc lộ được tính cách và phẩm chất cần thiết cho công việc.

14. Điều gì ở đồng nghiệp cũ/ người quản lý cũ làm bạn khó chịu?

Hãy đưa ra những nhận xét tích cực về công ty hay sếp cũ, bạn cũng học hỏi được những bài học trong quá trình làm việc tại đây, rằng bạn đã được giúp đỡ và hướng dẫn nhiều trong thời gian đầu và bạn vẫn giữ liên lạc với họ một cách tích cực.

16.  Bạn nghĩ mình là người có khả năng làm việc độc lập tốt hay làm việc nhóm tốt? Bạn có thể chia sẻ một trường hợp cụ thể không?

Câu hỏi này nhằm đánh giá sự nhìn nhận bản thân và nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến mức độ hợp tác của bạn trong đội nhóm và cách làm việc theo từng yếu tố sẽ như thế nào?

Tip: Khi gặp câu hỏi phỏng vấn xin việc này, bạn không nên nói là tôi chỉ thích làm việc độc lập, hoặc theo nhóm. Một ứng viên đa năng sẽ có thể tham gia làm việc theo nhóm và làm việc độc lập ổn, không phải chỉ giỏi một khía cạnh. Bởi làm việc độc lập hay theo nhóm thì đều quan trọng cả, nếu bạn chưa giỏi về cái nào thì hãy nói với nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ cải thiện thêm, hoàn thiện để trở nên tốt hơn.

Khả năng làm việc theo nhóm hay làm việc độc lập đều quan trọng, các công ty sẽ mong muốn bạn có khả năng làm việc một mình hay phối hợp với đồng nghiệp tốt, bạn có thể trả lời là cách làm việc theo nhóm hay độc lập đều quan trọng, do đó để công việc hiệu quả cần có sự kết hợp cả hai.

Trên đây là top các câu hỏi phỏng vấn bất động sản. Người xưa có câu “Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”, các ứng viên sẽ phần nào nắm được thế chủ động cũng như không bị nhà tuyển dụng làm khó khi phỏng vấn, nếu chuẩn bị trước các câu trả lời trên một cách chủ động, tự tin và hoàn hảo. Hãy nhớ cơ hội phỏng vấn chỉ có một, thay vì hờ hững và chủ quan thì hãy luôn có sự chuẩn bị tốt nhất, kỹ càng nhất có thể để không phải hối hận.

Xem thêm các chương trình tuyển dụng và việc làm tại Thiên Khôi

NHANH TAY ĐĂNG KÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẤT ĐỘNG SẢN THIÊN KHÔI TUYỂN DỤNG ĐỂ GIA NHẬP ĐỘI NGŨ HOÀN THÀNH ƯỚC MƠ CỦA BẠN!

BẤT ĐỘNG SẢN THIÊN KHÔI
Điện thoại: 08.4774.2662
Facebook: https://www.facebook.com/tuyendungbatdongthienkhoi.phongthaiduong/
Gmail: Phongthaiduong.thienkhoi@gmail.com
Website: https://batdongsanthienkhoituyendung.vn/
Địa chỉ: Tòa nhà VTC 18 Tam Trinh, Hà Nội.